Header Ads

NÊN GỌI LÀ "MÔN PHÁI" HAY "VÕ ĐƯỜNG"?

NÊN GỌI LÀ "MÔN PHÁI" HAY "VÕ ĐƯỜNG"?
Cho đến nay, trong Liên Đoàn Võ Cổ Truyền thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 50 "môn phái" khác nhau, cho nên trong Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam chắc chắn số lượng các "môn phái" sẽ cao hơn rất nhiều. Số lượng nhiều như vậy đã nói lên được phong trào bảo tồn và phát huy Võ Cổ Truyền rất khả quan. Tuy nhiên, số lượng "môn phái" nhiều như vậy sẽ khiến cho những người làm công tác quản lý nhà nước về Võ Cổ Truyền sẽ cảm thấy e ngai, nhất là e ngại khi đề xuất Võ Cổ Truyền thành di sản phi vật thể quốc gia, bởi vì "môn phái" nào cũng có cái hay, biết môn phái nào là môn phái võ thuật đích thực của Việt Nam để ban quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đây?
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì nguồn gốc của các "môn phái" trong Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam hiện nay thuộc về 2 MÔN PHÁI chính, đó là:
1) Môn phái Võ Việt Nam (tức là hệ thống võ thuật do các thế hệ người Việt Nam đã sáng tạo và sử dụng trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước và mở mang đất nước Việt Nam). Đặc trưng nổi bật các bài Võ Việt Nam luôn có thiệu là bài thơ, cũng như hướng đi chính của bài võ chủ yếu chỉ có hướng trước mặt và hướng sau lưng.
2) Môn phái Võ Trung Quốc, thường gọi là Võ Thiếu Lâm, gồm các môn võ có xuất xứ từ Trung Quốc, do những người Hoa từ Trung Quốc đến Việt Nam định cư và truyền dạy lại cho người Việt Nam, với nhiều tên gọi khác nhau, như: Võ Tiều, Võ Hẹ... Đặc trưng bài võ Trung Quốc triển khai đi về nhiều hướng (ít nhất là 3 hướng), các bài võ cũng có thiệu, nhưng thiệu là những câu chữ Hán rời rạc, không liên kết với nhau theo một thể thơ nhất định.
Ngoài ra, trong thực tế còn có "môn phái" tổng hợp cả hai kỹ thuật Võ Việt Nam và Võ Trung Quốc mà tạo nên. Đó là chưa kể vị "chưởng môn" học nhiều môn võ khác nhau (Võ Việt Nam, Võ Trung Quốc, Võ Hàn Quốc, Võ Nhật Bản...), rồi tổng hợp thành một "môn phái" mới và "sáng tạo" tiểu sử để giới thiệu với mọi người không rành về võ thuật.
Từ thực tế nói trên, chúng tôi thiển nghĩ rằng: về mặt MÔN PHÁI, các vị thầy võ chỉ nên quy về 1 trong 2 môn phái chính kể trên: Võ Việt Nam hay Võ Trung Quốc.

Còn tên gọi môn võ chúng ta đang dạy thi nên gọi là VÕ ĐƯỜNG thì phù hợp và hay nhất! Chẳng hạn như: "môn phái: Võ Việt Nam", nhưng "võ đường Lý Thường Kiệt" (tên của một vị tướng Việt Nam duy nhất trong lịch sử dám kéo quân tấn công Trung Quốc)! Hoặc có thể đặt tên võ đường tùy thích sao cho thấy được đấu ấn của võ sư trưởng võ đường cũng được, chẳng hạn như "võ đường Yến Phi" để nói về môn võ có nhiều đón đá bay đẹp như chim én bay mà vị võ sư trưởng võ đường đã từng luyện và sử dụng tuyệt với kỹ thuật này...
Sự hi sinh như vậy vừa giúp cho những người quản lý võ thuật ở Việt Nam hiện nay mới mạnh dạn đề xuất Võ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng từ đó, những nhà dạy võ Việt Nam không mắc phải sai lầm là vi phạm bản quyền của Shaolin Temple ở Trung Quốc, bởi vì ngôi chùa này đã đăng ký bản quyền trên phạm vi toàn thế giới là: Võ Thiếu Lâm là độc quyền của Shaolin Temple (chùa Thiếu Lâm trên núi Thiếu Thất, thuộc dãy núi Tung sơn, ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc)./.
Nguồn FB VS Hồ Tường

No comments